Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp | Hướng dẫn lập hóa đơn GTGT (Phần 4)

08/10/2015 |  Lượt xem: 8340

Trong bài này Phần mềm kế toán 3Tsoft xin hướng dẫn cách viết hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xây dựng, lắp đặt theo thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ tài chính (có hiệu lực từ ngày 01/06/2014).

Lưu ý: Những DN thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì mới được sử dụng hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định, ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế.

 

HƯỚNG DẪN CÁCH LẬP HÓA ĐƠN GTGT KHI BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

 

1. Dòng “Ngày tháng năm”:  ngày bán hàng, ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, ngày bàn giao, nghiệm thu công trình (Không phân biệt đã thu tiền hay chưa).

2. Dòng “Họ tên người mua hàng”: Ghi đầy đủ họ tên người mua hàng. Nếu người mua không lấy hóa đơn ghi: “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

3. Dòng “Tên đơn vị”: Ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận ĐKKD, đăng ký thuế.

4. Dòng “Mã số thuế”: Ghi mã số thuế của Công ty mua hàng.

5. Dòng “Địa chỉ”: Ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận ĐKKD, đăng ký thuế.

Quy định về viết tắt

Từ/Cụm từ

Thay thế

Từ/ Cụm từ

Thay thế

Từ/ Cụm từ

Thay thế

Phường

P

Cổ phần

CP

Việt Nam

VN

Quận

Q

Trách nhiệm Hữu hạn

TNHH

Sản xuất

SX

Thành phố

TP

Khu công nghiệp

KCN

Chi nhánh

CN

Nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

6. Dòng “Hình thức thanh toán”: 

- Ghi “TM” nếu thanh toán bằng tiền mặt

- Ghi  CK” nếu chuyển khoản

- Ghi “TM/CK” nếu chưa xác định được hình thức thanh toán.

Chú ý: Những hóa đơn có giá trị trên 20.000.000 vnđ bắt buộc phải chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý của DN.

7. Dòng “Số tài khoản”: Có thể bỏ qua hoặc ghi Số tài khoản của Công ty mua hàng.

8. Cột “STT”: Ghi lần lượt số thứ tự các loại hàng hóa, dịch vụ.

9. Cột “Tên hàng hóa, dịch vụ”: 

- Ghi đầy đủ, chi tiết, cụ thể tên hàng hóa như lúc nhập (tên, mã, kí hiệu).

VD: Lúc nhập vào tên là “Máy Điều hòa LG JC12E” thì khi bán ra cũng phải ghi là “Máy Điều hòa LG JC12E”.

- Nếu có quy định mã hàng hoá, dịch vụ để quản lý thì phải ghi cả mã hàng hoá và tên hàng hoá.

- Các loại hàng hoá cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải ghi các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hoá.

VDSố khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của ngôi nhà hoặc căn hộ;…

10. Cột “Đơn vị tính”: Ghi rõ đơn vị tính của hàng hóa (Cái, chiếc, m, bô, kg,…) như lúc nhập vào. Nếu nhập vào là chiếc thì xuất ra cũng phải là chiếc. Trường hợp có sự thay đổi về đơn vị tính thì phải có bảng quy đổi có xác nhận của nhà cung cấp.

VD: Mua là cuộn bán là mét,…

11. Cột “Số lượng”: Ghi số lượng hàng hóa bán ra.

12. Cột “Đơn giá”: Ghi đơn giá của 1 đơn vị hàng hóa (giá chưa VAT).

13. Cột “Thành tiền”: Ghi tổng số tiền = Đơn giá X Số lượng (cột số 4 x cột số 5).

Sau khi viết xong nội dung thì gạch chéo phần bỏ trống (nếu có), bắt đầu từ trái qua phải.

14. Dòng “Cộng tiền hàng”: Là tổng cộng số tiền ở cột “Thành tiền”.

15. Dòng “Thuế suất GTGT”:

- Ghi mức thuế suất của hàng hóa dịch vụ (0%, 5%, 10%,).

- Nếu là hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế, được miễn thuế thì ghi gạch chéo: “ / ”

- Nếu các mặt hàng có các mức thuế suất khác nhau thì phải lập 1 hóa đơn khác.

16. Dòng “Tiền thuế GTGT”: = Tổng dòng “Cộng tiền hàng” X dòng “Thuế suất GTGT”. Nếu là mặt hàng không chịu thuế thì gạch chéo “ / ”

17. Dòng “Tổng cộng tiền thanh toán”: = Tổng cộng dòng “Cộng tiền hàng” + “Tiền thuế GTGT”.

18. Dòng “Số tiền viết bằng chữ”: Viết chính xác số tiền bằng chữ ở dòng “Tổng cộng tiền thanh toán”.

- Không được làm tròn số tiền lẻ trên hóa đơn GTGT.

VD: 5.456.890 không được làm tròn thành 5.457.000

- Đồng tiền ghi trên hoá đơn là đồng Việt Nam.

- Nếu là ngoại tệ, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.

VD: 10.000 USD - Mười nghìn đô la Mỹ. Đồng thời phải ghi tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam tại thời điểm lập hoá đơn.

- Nếu ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.

19. Dòng “Người mua hàng”: Ai đi mua hàng thì người đó ký và ghi rõ họ tên. Nếu mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì dòng “Người mua hàng” không nhất thiết phải ký. Nhưng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.

20. Dòng “Người bán hàng”: Ai lập thì người ấy ký và ghi rõ họ tên.

21. Dòng “Thủ trưởng đơn vị”: Giám đốc ký sống, đóng dấu, ghi dõ họ tên. Nếu Giám Đốc đi vắng thì phải có giấy ủy quyền cho người cấp dưới và đóng dấu treo vào góc trên bên trái của 3 liên. Người được ủy quyền sẽ ký và ghi rõ họ tên vào đây.

 

PHẦN MỀM KẾ TOÁN 3TSOFT | DOWNLOAD | BẢNG GIÁ

Xem thêm:

Kế toán công trình, hợp đồng xây lắp với phần mềm 3TSoft

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp (Phần 1)

Kinh nghiệm làm kế toán xây lắp, xây lắp (Phần 2)

Kinh nghiệm lầm kế toán xây dựng, xây lắp (Phần 3)

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp (Phần 5)

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp (Phần 6)

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp (Phần 7)

Video hướng dẫn cài đặt

Video hướng dẫn sử dụng