Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp | Thời gian xuất hóa đơn công trình (Phần 3)

08/10/2015 |  Lượt xem: 11378

Thời gian xuất hóa đơn công trình xây dựng là khi nào? Bài viết này Phần mềm kế toán 3TSoft xin hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT trong xây dựng, thời điểm xuất hóa đơn theo đúng quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính.

 

THỜI GIAN XUẤT HÓA ĐƠN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

1. Theo khoản 2 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định

-  Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

-  Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều => Phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

-  Nếu DN kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”

-  Trên hóa đơn ghi rõ số tiền thu, giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, số thuế GTGT. 

Lưu ý:

+   DN xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao. => Lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. 

+    Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.

2. Theo khoản 5 điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: Thời điểm xác định thuế GTGT

Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Như vậy:

-  Các khoản khách hàng ứng trước không được xuất hóa đơn mà chỉ theo dõi công nợ 131.

-  Khi nào xuất hóa đơn thì phản ánh doanh thu.

-  Loại công trình cuốn chiếu làm đến đâu nghiệm thu đến đó (gọi là phân đoạn, nghiệm thu giai đoạn) nghiệm thu giai đoạn thi công, hạng mục nào làm xong nghiệm thu luôn => Thanh toán xuất hóa đơn luôn.

Giai đoạn 1:

+   Biên bản nghiệm thu giai đoạn 1.

+   Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 1.

+   Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 1.

=> Xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 1. 

Giai đoạn 2:

+   Biên bản nghiệm thu giai đoạn 2.

+   Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 2.

+   Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 2.

=> Xuất hóa đơn GTGT giai đoạn2 cho đến khi kết thúc công trình.

Kết thúc công trình: Cộng các giai đoạn lại.

+   Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

+   Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành.

+   Bảng quyết toán khối lượng công trình.

=> Xuất hóa đơn GTGT phần còn lại + thanh lý hợp đồng

Nhưng thực tế: Mỗi lần ứng trước là chủ đầu tư đều yêu cầu xuất hóa đơn mới cho tạm ứng. Do đó để hợp thức hóa tiền tạm ứng cho các hóa đơn xuất ra thì làm:

+   Biên bản nghiệm thu.

+   Xác nhận khối lượng hoàn thành trong giai đoạn (theo kiểu cuốn chiếu này cho đúng luật chế độ sử dụng hóa đơn.)

+   Loại công trình hoàn thành đại cục. 

 => Tức bên thi công phải thi công xây dựng hết các hạng mục toàn bộ => Tiến hành nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

Phần mềm kế toán miễn phí, dễ sử dụng, thân thiện và tiện ích với người dùng

Xem thêm:

Kế toán công trình, hợp đồng xây lắp với phần mềm 3TSoft

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp (Phần 1)

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp (Phần 2)

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp (Phần 4)

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp (Phần 5)

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp (Phần 6)

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp (Phần 7)

Video hướng dẫn cài đặt

Video hướng dẫn sử dụng