Khi doanh nghiệp bị truy thu tiền thuế phải nộp và phải nộp phạt tiền thuế thì các khoản này sẽ được hạch toán vào đâu, hạch toán các khoản nộp phạt thuế, truy thu thuế như thế nào? Bài viết này, Phần mềm kế toán 3TSoft hướng dẫn các hạch toán các khoản nộp phạt thuế, truy thu thuế như sau
HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN NỘP PHẠT THUẾ, TRUY NỘP THUẾ
Trường hợp phải nộp phạt tiền thuế:
ü Khi DN nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có TK 333(3339) - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp
ü Khi nộp tiền phạt:
Nợ TK 333(3339) - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp
Có TK 111/112
Chú ý: Chi phí tiền nộp phạt này không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Việc kê khai nộp thuế là do doanh nghiệp tự xác định, nhưng đến khi cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra và phát hiện có những sai sót hoặc loại bỏ bớt chi phí (do không đáp ứng được điều kiện được tính vào chi phí được trừ) hoặc loại bớt số thuế GTGT được khấu trừ làm tăng số tiền thuế GTGT phải nộp hoặc tiền thuế TNDN => Lúc này doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế. Kế toán xử lý như sau:
1. Hạch toán số thuế phải truy thu thêm
Có 02 cách để hạch toán: Ghi Nợ TK 4211 hoặc Nợ TK 811
ü Thuế GTGT truy thu thêm:
Nợ TK 4211 hoặc TK 811 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
ü Thuế TNDN truy thu thêm:
Nợ TK 4211 hoặc TK 811 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 3334 - Thuế TNDN phải nộp
ü Khi nộp thuế:
Nợ 3331, 3334
Có 111,112
ü Thuế Thu nhập cá nhân truy thu thêm:
+ Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 3335 - Thuế TNCN phải nộp
+ Trường hợp do công ty phải trả
Nợ TK 4211 hoặc TK 811 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 3335 - Thuế TNCN phải nộp
Lưu ý:
+ Nếu hạch toán các khoản thuế truy thu vào TK 811: Cuối năm khi làm quyết toán thuế phải loại trừ khoản thuế bị truy thu này khỏi chi phí hợp lý hợp lệ.
+ Nếu hạch toán các khoản thuế truy thu vào TK 421 thì:
ĐIỀU CHỈNH VÀO NĂM HIỆN TẠI: Điều chỉnh khi lập báo cáo tài chính.
+ Số liệu ở Chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” tại cột “Số đầu năm” sẽ được báo cáo lại tăng số tiền bị truy thu so với số liệu của chỉ tiêu này tại cột “Số cuối năm” của Bảng cân đối kế toán năm trước.
+ Số liệu ở Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” tại cột “Số đầu năm” sẽ được báo cáo lại giảm số tiền bị truy thu so với số liệu của chỉ tiêu này tại cột “Số cuối năm” của Bảng cân đối kế toán năm trước.
Đồng thời, phải trình bày các thông tin như: số liệu báo cáo trước điều chỉnh và sau điều chỉnh, nguyên nhân sai sót và các thuyết minh kèm theo trên Thuyết minh báo cáo tài chính năm.
2. Về điều chỉnh số trích khấu hao TSCĐ
Trường hợp qua kiểm tra phát hiện Công ty trích khấu hao cao hơn mức quy định tại Chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo TT 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế của các kỳ kế toán, thì Công ty hạch toán điều chỉnh lại số trích vượt mức qui định như sau:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Lưu ý:
+ Các trường hợp điều chỉnh nêu trên, Công ty không phải lập lại sổ sách kế toán, cũng như lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước.
+ Quyết toán thuế TNDN chỉ khai bổ sung, điều chỉnh khi người nộp thuế tự phát hiện ra sai sót trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
+ Trường hợp của đơn vị đã có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế thì không được khai bổ sung, điều chỉnh quyết toán thuế.
+ Đơn vị không điều chỉnh lại sổ sách kế toán của các năm đã được kiểm toán.
Mọi thắc mắc xin gửi mail về địa chỉ: info@ezsoft.vn
Xem thêm:
Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn giá trị gia tăng
Mức phạt và cách xử lý khi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn
Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp | Mức phạt thuế GTGT
Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp | Hướng dẫn lập hóa đơn GTGT