Quy định mới về Bảo hiểm xã hội năm 2016

22/02/2016 |  Lượt xem: 3855

NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ

BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2016

 

Những quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2016. Luật Bảo hiểm thay đổi có những quy định mới nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động. Vậy những quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2016 gồm những gì? Phần mềm kế toán 3TSoft xin chia sẻ cho các bạn những thông tin hữu ích về chế độ bảo hiểm xã hội năm 2016.

1.  Đối tượng tham gia bảo hiểm

-   Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng không thời hạn, có thời hạn hoặc 1 công việc có thời hạn đủ từ 3 – 12 tháng.

-   Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

-   Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề.

2.  Chế độ thai sản

Theo Luật BHXK năm 2014thì có quy định về trường hợp lao động nam được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con như sau:

-   05 ngày làm việc.

-   07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

-   Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

-   Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Theo quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2016 thì lao động nữ mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai được hưởng chế độ thai sản nếu:

-   Có thời gian đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên.

-   Phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (trước đây người lao động phải đóng từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con).

-   Bổ sung chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

3.  Đối với chế độ hưu trí

Thêm quy định hưởng lương hưu đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã theo quy định tạiKhoản 3, Điều 54 Luật BHXH năm 2014 như sau:

Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

Tỷ lệ hưởng lương hưu:

Quy định lộ trình tăng dần thời gian đóng BHXH, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm (trước đó là 25 năm) đối với nữ và 35 năm (trước đó là 30 năm) đối với nam mới đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%.

Theo quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2016 thì:

-    Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định hưởng lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

-   Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

+   Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.

+    Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

+    Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

4.  Bảo hiểm xã hội một lần

Từ 01/01/2016, Nghị quyết 93/2015/QH13 về thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động sẽ có hiệu lực. Theo đó:

-    Người lao động được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động.

-    Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

-    Quy định mức hưởng BHXH một lần đối với người đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện, cụ thể cứ mỗi năm được tính như sau:

+   1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.

+    02 tháng mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

5.  Chế độ tử tuất

Theo quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2016 thì cho phép thân nhân người lao động được lựa chọn hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.
Tăng mức trợ cấp tuất một lần đối với trường hợp người lao động đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng chết từ 1,5 tháng lên 2 tháng cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi.

6.  Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2016 thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tăng lên so với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006:

-   Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

-    Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

7.  Tổ chức thực hiện minh bạch, đơn giản, thuận tiện

-    Bổ sung quyền của người lao động:

+   Tự quản lý sổ bảo hiểm.

+    Định kỳ 6 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội.

-    Bổ sung thêm trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội:

+    Ban hành mẫu số, hồ sơ bảo hiểm xã hội sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động.

+    Hàng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động.

+    Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.

 

Xem thêm:

Hướng dẫn mới về việc đống bảo hiểm thất nghiệm

Quy định về tiền lương + Bảo hiểm + Công đoàn

Kinh nghiệm làm kế toán tiền lương

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2016