Hạch toán các trường hợp chiết khấu thương mại

24/11/2015 |  Lượt xem: 6477

HẠCH TOÁN CÁC TRƯỜNG HỢP

 CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI

 

Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng. Bài viết này, Phần mềm kế toán 3TSoft xin hướng dẫn cách hạch toán trong các trường hợp chiết khấu thương mại.

 

1.    Trường hợp chiết khấu thương mại theo từng lần mua.

Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

ð   Giá trên hóa đơn là giá đã giảm nên trường hợp này trên hóa đơn sẽ không thể hiện khoản chiết khấu thương mại nên kế toán không được hạch toán vào TK 5211. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).

Ví dụ:

-    Ngày 15/01/2015, Công ty TNHH TM Hùng Thông có chương trình CKTM như sau: Mua 10 bộ điều hòa LG giá 10tr/bộ (chưa gồm VAT 10%) được hưởng CKTM 10%.

-     Ngày 20/01/2015, Công ty CP Ánh Dương mua 10 bộ điều hòa LG theo HĐ được hưởng 10% CKTM (1tr/bộ).

ð   Giá bán đã CK là: 10.000.000 - 1.000.000 = 9.000.000đ

Cách hạch toán ngày 15/1/2015 và 20/1/2015 là như nhau:

Ngày 15/1/2015

Bên Bán

Bên Mua

Nợ TK 112, 131    99.000.000

      Có TK 511                90.000.000

      Có TK 3331                9.000.000

Nợ TK 156               90.000.000

Nợ TK 133                  9.000.000

      Có TK 112, 331                99.000.000

 

2.    Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản CKTM này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “hóa đơn GTGT” hoặc “hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng.

Khoản CKTM được hạch toán vào TK 5211. Khi kế toán bên bán lập hóa đơn sẽ có dòng “Chiết khấu thương mại…%”, có số tiền (ghi dương)

Lần mua cuối cùng được xác định dựa trên hợp đồng kinh tế giữa các bên. Do đó, trường hợp công ty và các đại lý ký kết hợp đồng kinh tế, trong đó xác định ngày 31/12 hàng năm là ngày xác định công nợ và thực hiện chiết khấu thì ngày 31/12 được coi là lần mua cuối cùng để thực hiện việc điều chỉnh giảm giá. Nếu công ty và các đại lý không xác định lần mua cuối cùng trong hợp đồng kinh tế thì thực hiện chiết khấu sản lượng trên hóa đơn theo hướng dẫn tại Công văn số 1884/TCT-PCCS (22/6/2004).

Ví dụ: Công ty CP Ánh Dương ký hợp đồng số 023/HT mua 10 bộ điều hóa LG giá 10tr/bộ (chưa gồm VAT 10%) thì được hưởng chiết khấu 10% (1tr/bộ) trong tháng 01/2015

-    Ngày 10/01/2015: Công ty Ánh Dương mua 6 bộ: Xuất hóa đơn là giá chưa chiết khấu 10tr/bộ do chưa mua đủ số lượng để được hưởng.

-    Ngày 17/01/2015: Công ty Ánh Dương mua 4 bộ: Công ty sẽ được chiết khấu 10%.

      => Tổng số tiền chiết khấu là: 1.000.000 x 10 = 10.000.000đ.

       Cách hạch toán:

Bên Bán

Bên Mua

Ngày 10/01/2015:

      Nợ TK 112, 131        66.000.000

          Có TK 511             60.000.000

          Có TK 3331             6.000.000

Ngày 17/01/2015:

       Nợ TK 112, 131        44.000.000

            Có TK 511            40.000.000

            Có TK 3331            4.000.000

 

        Nợ TK 5211              10.000.000

        Nợ TK 3331                1.000.000

             Có TK 112, 131    11.000.000

 

Ngày 10/01/2015:

     Nợ TK 156                60.000.000

     Nợ TK 133                  6.000.000

          Có TK 112, 331    66.000.000

Ngày 17/01/2015:

       Nợ TK 156                40.000.000

       Nợ TK 133                  4.000.000

            Có TK 112, 331    44.000.000

 

         Nợ TK 112, 331       11.000.000

               Có TK 133          1.000.000

               Có TK 156         10.000.000

Hoặc:          

         Nợ TK 156                36.000.000

         Nợ TK 133                  3.600.000

              Có 112, 331         39.600.000

 

3.   Trường hợp kết thúc chương trình (kỳ) khuyến mãi lập hóa đơn điều chỉnh

-    Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.

-    Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Chú ý: Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi:

          Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

                Có TK 5211 - Chiết khấu thương mại

Mọi thắc mắc xin gửi mail về địa chỉ: info@ezsoft.vn

 

Xem thêm:

Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn giá trị gia tăng

Mức phạt và cách xử lý khi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp | Mức phạt thuế GTGT

Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp | Hướng dẫn lập hóa đơn GTGT