Cách xử lý hàng bán bị trả lại

01/12/2015 |  Lượt xem: 7508

HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI

CÁCH XỬ LÝ, VIẾT HÓA ĐƠN VÀ KÊ KHAI THUẾ

 

Phần mềm kế toán 3TSoft xin hướng dẫn cách xử lý viết hóa đơn và kê khai thuế hàng bán bị trả lại.

Tóm tắt chung

HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI

Xuất hóa đơn trả lại

(Theo điểm 2.8 phụ lục 4 TT39/2014/TT -BTC )

Người mua là đối tượng có hóa đơn

- Lập hóa đơn trả lại hàng cho bên bán, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).

Người mua là đối tượng không có hóa đơn

- Bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số, ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn) đã lập trước đó, lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.

è Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán. 

Hạch toán

Bên mua

(Bên trả lại hàng)

Hạch toán giảm hàng hóa.
 Nợ TK 1111,1121,331 – Số tiền được trả lại
        Có TK 156    - Hàng hóa trả lại (giá chưa thuế)
        Có TK 1331  - Thuế trên hóa đơn

Bên bán

(Bên bị trả lại hàng)

- Khi nhập kho hạch toán giá vốn của HBBTL. 
Nợ TK 155,156…
       Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
- Hạch toán số tiền phải trả lại của HBBTL.
 Nợ TK 5212 - Hàng bán bị trả lại (chưa thuế)
Nợ TK 33311 - Thuế GTGT phải nộp (HBBTL nếu có)
       Có TK 111, 112, 131, … Tổng số tiền trên HĐ.

- Chi phí phát sinh liên quan (nếu có).
 Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Theo TT 200)
Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (Theo QĐ 48)
       Có các TK 111, 112, 141, 334, …

Kê khai

Bên mua

- Kê vào bảng kê bán ra PL01-1 GTGT.

Bên bán

- Kê khai hóa đơn vào bảng kê mua vào PL01-2 GTGT.

Lưu ý: Kê khai vào tháng hoặc quý phát sinh hóa đơn hàng bán trả lại.

Trường hợp người mua không có khả năng xuất hóa đơn thì bên bán căn cứ vào biên bản để điều chỉnh doanh số, thuế GTGT của hàng trả lại.

 

1. Cách viết hóa đơn hàng bán bị trả lại

 - Khi người mua xuất hàng trả người bán, người mua sẽ lập hóa đơn như sau:

*  Đơn vị bán hàng: Ghi tên, địa chỉ đơn vị trả lại hàng.

*  Bên mua hàng: Ghi thông tin đơn vị có hàng bán bị trả lại.

VD:   Ngày 15/10/2015 Công ty Cổ phần EZSOFT mua bàn ghế văn phòng  của Công ty Cổ phần Nội Thất Hòa Phát, Hóa đơn số 0001578, ký hiệu HP/14P, đơn giá 5.300.000đ/ chiếc (chưa VAT), số lượng 2 chiếc.

Nhưng đến ngày 18/10/2015 Công ty Cổ phần EZSOFT kiểm tra thấy hàng lỗi không đảm bảo chất lượng và xuất hóa đơn trả lại hàng cho Công ty nội thất Hòa Phát. Hóa đơn hàng bán trả lại là hóa đơn số 0000451, ký hiệu ES/12P, đơn giá 5.300.000đ/chiếc (chưa VAT).

Mẫu hóa đơn hàng bán bị trả lại.


Hoá đơn hàng bán bị trả lại này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai. Tức là cả bên trả lại hàng và bên nhận hàng trả lại đều kê khai hóa đơn này vào tháng lập hóa đơn trả lại hàng như một hóa đơn bình thường.

Lưu ý: Khi lập hóa đơn hàng bán trả lại thì trên hoá đơn phải ghi rõ: Hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng của hóa đơn số…..ngày….tháng ….năm (tức là số hóa đơn người bán đã viết cho người mua), tiền thuế GTGT (Theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC).

 

2. Kê khai thuế hàng bán bị trả lại.

Căn cứ 2 hóa đơn trên, bên bán và bên mua tiến hành kê khai TGTGT tháng 10/2015 như sau:

 - Hóa đơn số 0001578, ký hiệu HP/14P, ngày15/10/2015 mà Công ty Cổ phần Nội Thất Hòa Phát xuất:

     *  Bên bán (Công ty CP Nội Thất Hòa Phát): Kê vào bảng kê bán ra PL01-1 GTGT.

     *  Bên mua (Công ty Cổ phần EZSOFT): Kê vào bảng kê mua vào PL01-2 GTGT.

 - Hóa đơn hàng bán trả lại số 0000451, ký hiệu ES/12P ngày 18/10/2015 mà Công ty Cổ phần EZSOFT xuất trả:

     *  Bên bị trả lại (Công ty CP Nội Thất Hòa Phát): Kê vào bảng kê mua vào PL01-2 GTGT.


     *  Bên trả lại hàng (Công ty Cổ phần EZSOFT): Kê vào bảng kê bán ra PL01-1 GTGT.


  Như vậy: Hóa đơn hàng bán trả lại kê khai như 1 hóa đơn bình thường, chỉ khác là:

-  Bên bán “bên bị trả” sẽ kê khai hóa đơn đó vào bảng kê mua vào PL01-2 GTGT.

-  Bên mua “bên trả lại hàng” sẽ kê vào bảng kê bán ra PL01-1 GTGT.

Chú ý: Không được kê khai âm vào bảng kê (đối với hóa đơn hàng bán trả lại).

 

Xem thêm:

Hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ

Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng

Mức phạt nộp chậm tiền thuế

Hạch toán các trường hợp chiết khấu thương mại