Cách xử lý chênh lệch tỷ giá theo TT200/BTC

14/12/2015 |  Lượt xem: 10596

CÁCH XỬ LÝ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ THEO TT200/BTC

 

I.  Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.   Chênh lệch tỷ giá hối đoái

-     Là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

-      Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

+   Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện).

+   Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện).

+   Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

2.   Các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán

Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập BCTC theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào:

-      Tỷ giá giao dịch thực tế.

-      Tỷ giá ghi sổ kế toán.

Lưu ý: Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính

Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế như sau:

+    Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của NHTM nơi người nộp thuế mở tài khoản.

+    Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của NHTM nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.

3.   Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế

a)  Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

-    Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa DN và NHTM.

-    Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:

+   Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn.

+   Tỷ giá giao dịch thực tế ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của NHTM nơi DN chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.

+   Tỷ giá giao dịch thực tế ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của NHTM nơi DN dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

+   Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ tỷ giá giao dịch thực tế: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

b)  Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC:

-    Là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn).

-    Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ.

-    Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

4.   Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ

Tỷ giá ghi sổ gồm: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động (tỷ giá bình quân gia quyền sau từng lần nhập).

-     Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Là tỷ giá khi thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng.

-    Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động: Là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.

5.   Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

-    Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, phải trả.

-     Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh.

-    Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập BCTC. Tức là không phân doanh nghiệp đã đi vào hoạt động hay chưa đi vào hoạt động thì chênh lệch tỷ giá không treo lại 413 nữa mà phải bù trừ giữa bên Nợ và bên Có của 413 phần còn lại hạch toán vào 515 (nếu lãi) hoặc 635 (nếu lỗ). Ngoại trừ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

-    Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang.

II.   Áp dụng đối với các nghiệp vụ thực tế phát sinh

1.   Xác định tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch thực tế phát sinh

-    Có thể chọn 1 tỷ giá mua của 1 ngân hàng để làm tỷ giá đánh giá lại số dư của tất cả tài khoản 1122 tại từng ngân hàng nếu không có chênh lệch đáng kể về mặt tỷ giá giữa các ngân hàng.

-    Từng tài khoản ngoại tệ tại từng ngân hàng thì chọn tỷ giá mua của từng ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để đánh giá lại số dư ngoại tệ khi lập BCTC (Lúc này sẽ có nhiều tỷ giá mua vào khác nhau khi đánh giá 1122).

-      Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải thu:

+   Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập BCTC. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.

(Tức là nếu Công ty có nhiều khoản PTKH bằng ngoại tệ giao dich tại các ngân hàng khác nhau thì lúc này Công ty được quyền chọn lựa 1 tỷ giá mua vào của ngân hàng mà thường xuyên giao dịch để làm tỷ giá chuẩn đánh giá cho tất cả các khoản PTKH)

+    Khoản ký quỹ, đặc cọc là tài sản thì được đánh giá lại tài khoản có gốc ngoại tệ theo tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp thường xuyên giao dịch.

+    Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả:Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán là tỷ giá bán ngoại tệ của NHTM nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập BCTC.

2.   Phương pháp kế toán một số giao dịch kế toán bằng ngoại tệ chủ yếu

 

TK

Bên Nợ

Bên Có

TGTT

TGGS

TGTT

TGGS

1112, 1122

X

 

 

 

1112, 1122

 

 

 

X

331, 336, 341,..

 

 

X

 

331, 336, 341,..

 

X

 

 

131, 136, 138, 121, 128,..

X

 

 

 

131, 136, 138, 121, 128,..

 

 

 

X

 

a.   Hạch toán chênh lệch tỷ giá khi thanh toán công nợ phải trả

VD: Ngày 11/11/2015, Công ty TNHH Thái Dương nhập khẩu 1 lô hàng 50 bộ Điều hòa, đơn giá 100 USD/bộ, tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại mà Cty Thái Dương có giao dịch thường xuyên là 21.350.

Khi nhập hàng:

Nợ 156                             5.000 x 21.350 = 106.750.000

                Có 331                     5.000 x 21.350 = 106.750.000

Khi thanh toán sẽ xảy ra các trường hợp như sau:

Ø  Thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp

-      Ngày 01/11/2015: Thanh toán toàn bộ tiền hàng 5.000 USD (TGTT là 21.500)

Nợ TK 331                    5.000 x 21.500 = 107.500.000

       Có TK 1122           5.000 x 21.500 = 107.500.000

Và cuối tháng kết chuyển tỷ giá đã thực hiện ngày 01/11/15:

Nợ TK 635                    (21.500 – 21.350) x 5.000 = 750.000

Có TK 331              (21.500 – 21.350) x 5.000 = 750.000

 

Ø  Thanh làm nhiều lần cho nhà cung cấp

-      Ngày 01/11/2015: Thanh toán trước 2.000 USD tiền hàng (TGTT là 21.000)

Nợ TK 331                    2.000 x 21.000 = 42.000.000

       Có TK 1122           2.000 x 21.000 = 42.000.000

-      Ngày 20/11/2015: Thanh toán nốt số tiền còn lại cho nhà cung cấp là 3.000 USD (TGTT là 21.200)

Nợ TK 331                    3.000 x 21.200 = 63.600.000

       Có TK 1122           3.000 x 21.200 = 63.600.000

Và cuối tháng kết chuyển tỷ giá đã thực hiện ngày 01/11/15:

      Nợ TK 331                    2.000 x (21.350-21.000) = 700.000

 Có TK 515             2.000 x (21.350-21.000) = 700.000

Và cuối tháng kết chuyển tỷ giá đã thực hiện ngày 20/11/15:

Nợ TK 331                    3.000 x (21.350-21.200) = 450.000

   Có TK 515                 3.000 x (21.350-21.200) = 450.000

 

Ø  Thanh toán sau toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp

-      Ngày 30/11/2015:Thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp (TGTT là 21.800)

Nợ TK 331                    5.000 x 21.800 = 109.000.000

Có TK 1122            5.000 x 21.800 = 109.000.000

Và cuối tháng kết chuyển tỷ giá đã thực hiện ngày 30/11/15:

Nợ 635                         5.000 x (21.800-21.350) = 2.250.000

Có 331                   5.000 x (21.800-21.350) = 2.250.000 

 

b.   Hạch toán chênh lệch tỷ giá khi thanh toán công nợ phải thu

 

c.   Hạch toán chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm báo cáo

 


Mọi thắc mắc xin gửi mail về địa chỉ: info@ezsoft.vn

 

Xem thêm:

Kế toán xuất nhập khẩu

Khai báo phiếu nhập khẩu nhiều nhà cung cấp

Kế toán vật tư, hàng hóa