Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, chứng từ, hạch toán kế toán tài sản cố định, CCDC trong DN (Bài 3 - kết thúc)

17/08/2015 |  Lượt xem: 5262
Hoàn thiện – kiện toàn hồ sơ kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước
  • Đối với tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước hình thành từ vốn góp của các thành viên nếu tại thời điểm góp vốn doanh nghiệp chưa có hồ sơ chứng từ thì hãy lập bảng thống kê, xác định giá trị, hoàn thành các thủ tục như quy chuẩn (mục 3) làm căn cứ cho việc khấu hao và hạch toán. Lưu ý, đối với tài sản, công cụ góp vốn được miễn toàn bộ các khoản thuế, kể cả lệ phí trước bạ. Tài sản góp vốn là quyền sử dụng nhà, đất, xe hay tài sản khác cần đăng ký quyền sở hữu thì phải đảm bảo tài sản mang tên doanh nghiệp.
  • Xét thấy tài sản cố định hình thành từ góp vốn không đủ căn cứ xác định nguồn gốc hoặc khó khăn trong việc ghi nhận giá trị (nguyên giá theo góp vốn) thì doanh nghiệp cũng nên lập bảng kê, tự xác định giá trị, lập biên bản góp vốn… sau đó tìm đến dịch vụ thẩm định giá đốc lập hoặc Ban giá của Sở tài chính địa phương để đảm bảo “tài sản đã được xác định ngang giá trị thị trường” một cách chắc chắn và có căn cứ đầy đủ. Biện pháp này cũng có thể sử dụng trong trường hợp cần “kiện toàn” hồ sơ tài sản tự xây lắp – xây dựng hoàn thành (nếu trước đó không tập hợp được đủ hồ sơ).
  • Đối với tài sản cố định, công cụ dụng cụ, CPTT hình thành từ mua mới (nội địa và nhập khẩu) thì cần chú ý tính đủ giá trị hình thành nguyên giá bằng cách tập hợp toàn bộ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, biên nhận, tài liệu từ khi phát sinh nghiệp vụ mua sắm tới khi tài sản hoàn thành đưa vào sử dụng.
  • Trong quá trình hoạt động, khi có phát sinh chênh lệch lỗ tỷ giá, lãi vay… phục vụ cho việc mua sắm và xây dựng cơ bản mà kế toán đã lỡ ghi nhận chi phí tài chính thì cần thực hiện bút toán điều chỉnh loại bỏ chi phí dó khỏi chi phí tài chính (635), bổ sung hồ sơ tài sản, chuyển các khoản chi phí do lỗ chênh lệch tỷ giá và lãi vay đó sang hạch toán “vốn hóa” hoặc phân bổ theo thời gian sử dụng hữu dụng tham chiếu theo TT45 của tài sản/công cụ đó.
  • Kế toán thuế và kế toán doanh nghiệp là khác nhau về quy định, trình tự hồ sơ chứng từ cũng như các định mức khi xác định doanh thu, chi phí và tính thuế. Vì thế, nếu doanh nghiệp có trường hợp thực hiện khấu hao khác với quy định tại thông tư 45 thì cần lập bảng xác định các khoản chênh lệch “tạm thời” (do thời gian khấu hao theo kế toán doanh nghiệp khác với kế toán thuế) để xử lý chỉ tiêu B4 khi quyết toán thuế TNDN. Tương tự như vậy, nếu phát sinh chi phí khấu hao vượt định mức quy định về chi phí khấu hao khi tính chi phí được trừ khi lập quyết toán thuế TNDN thì kế toán cũng cần lập bảng kê, theo dõi và xử lý chỉ tiêu B4 khi quyết toán. 2 nội dung này, bạn đọc vui lòng xem thêm cách hạch toán tài khoản 243, 347, 821 và hướng dẫn lập chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN. Với phần mềm kế toán 3TSoft, người sử dụng có thể sử dụng ô chức năng “Chi phí không hợp lệ” với phiếu kế toán có phát sinh các khoản chi phí không được trừ.
  • Nếu tài sản cố định được hình thành từ xây lắp trên nền đất không phải của doanh nghiệp thì cần đảm bảo nền đất đó đã được hoàn thiện hồ sơ chứng từ thuê hoặc mượn.
  • Cuối tháng, kế toán hạch toán khấu hao, in sổ sách báo cáo liên quan tới tài sản cố định, công cụ dụng cụ và chi phí trả trước theo quy định, đối chiếu các giá trị tính toán với các kỳ trước đó và thẻ tài sản, hồ sơ tài sản.
  • Khi có hoạt động điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên, doanh nghiệp cần lập hóa đơn theo quy định tại thông tư số 39 quy định về hóa đơn, hướng dẫn bổ sung tại TT 26/2015/TT-BTC.
Phần mềm kế toán miễn phí, dễ sử dụng, thân thiện và tiện ích với người dùng