CÁCH PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ VỐN TRONG 3TSOFT VÀ CÁCH THỰC HIỆN
Theo thông thư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC thì có 3 phương pháp tính giá xuất kho, đó là:
1. Phương pháp bình quân gia quyền
2. Phương pháp tính theo giá đích danh
3. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Trong 3TSoft sẽ khai báo phương pháp tính giá vốn như sau:
Chọn Hệ thống -> Khai báo tham số hệ thống -> Phần I: Phương pháp tính giá hàng tồn kho.
+ Trung bình di động
+ Trung bình tháng
+ Nhập trước, xuất trước
Nếu tính theo kho hoặc theo lô thì tick chọn. Trường hợp tính theo lô chú ý Nhập – Xuất đúng lô hàng.
Sau đây, Phần mềm kế toán 3TSoft sẽ hướng dẫn cách tính giá xuất kho theo từng phương pháp cụ thể được áp dụng trong 3TSoft:
1. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc theo từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
.a) Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. 3TSoft sẽ tính theo công thức sau:
Đơn giá xuất kho |
= |
Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ |
Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ |
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
+ Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
b) Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm, tức thời)
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. 3TSoft sẽ tính theo công thức sau:
Đơn giá |
= |
Giá trị hàng tồn kho sau mỗi lần nhập |
Số lượng hàng hóa tồn kho sau mỗi lần nhập |
Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.
Áp dụng trong 3TSoft như sau:
Vào Hệ thống – Khai báo tham số hệ thống – Phương pháp tính giá xuất kho: Chọn Trung bình tháng hoặc Trung bình di động.
Cuối kỳ chọn chức năng Tính giá vốn và Thực hiện.
Nếu tính chung cho các kho và các mã vật tư thì bỏ trống mã kho và mã vật tư.
2. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp đích danh
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
+ Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra: Giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
+ Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này: Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
Áp dụng trong 3TSoft sẽ như sau:
Tại các chứng từ Phiếu xuất hoặc Hóa đơn bán hàng, ấn F4 tại dòng vật tư để hiện phần định khoản -> Sửa C thành K và điền giá vốn.
3. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lần nhập. Do vậy hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
+ Ưu điểm: Có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên bán cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn
+ Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.Theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.
Áp dụng trong 3TSoft như sau:
Vào Hệ thống – Khai báo tham số hệ thống – Phương pháp tính giá xuất kho: Chọn Nhập trước xuất trước.
Cuối kỳ chọn chức năng Tính giá vốn và Thực hiện.