3TSoft – Phân biệt hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã xác thực của tổng cục thuế

29/05/2020 |  Lượt xem: 6709

Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử (Theo thông tư 68/2019/TT-BTC). Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và thực hiện đúng thời hạn. Hiện tại đang có 2 hình thức hóa đơn điện tử là Hóa đơn điện tử và Hóa đơn điện tử có mã xác thực của Tổng cục thuế. Bài viết sau đây 3TSoft sẽ giúp anh, chị tìm hiểu 1 số nội dung về 2 hình thức hóa đơn này.

GIỐNG NHAU:

Việc áp dụng cả 2 hình thức hóa đơn trên mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý hơn hóa đơn giấy:

  • Tiết kiệm chi phí: Giảm chi phi in ấn hóa đơn, lưu trữ hóa đơn, vận chuyển hóa đơn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tránh được tình trạng cháy, hỏng, mất hóa đơn như khi sử dụng hóa đơn giấy
  • Tính bảo mật: Đảm bảo độ chính xác và an toàn cao, tránh tình trạng làm giả hóa đơn.
  • Tiết kiệm thời gian cho Doanh nghiệp, giảm thiểu các thủ tục hành chính: Không cần phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, rút ngắn thời gian gửi hóa đơn và các thủ tục gửi hóa đơn cho khách hàng,…
  • Tiện ích cao, đa dạng phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng. Gửi trực tiếp cho người bán theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên như qua Email
  • Việc sử dụng hóa đơn điện tử còn giúp cơ quan Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn; hỗ trợ, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh
KHÁC NHAU:
 

Nội dung

Hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử có mã xác thực

Khái niệm

Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế (Theo nghị định số 119/2018/NĐ-CP)

Không có Mã xác thực, số xác thực, mã vạch 2 chiều của cơ quan thuế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế (Theo nghị định số 119/2018/NĐ-CP).

Trên hóa đơn có: Mã xác thực, số xác thực, mã vạch 2 chiều.

  • Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất và chuỗi ký tự được cơ quan thuế tạo ra dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
  • Số Hóa đơn xác thực: là dãy số có cấu trúc theo quy định của Tổng cục Thuế và được cấp bởi hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.
  • Mã vạch 2 chiều in trên hóa đơn. Với mã QR này, khách hàng nhận hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có thể sử dụng điện thoại thông minh hoặc các loại thiết bị có khả năng đọc mã vạch để kiểm tra thông tin có trên hóa đơn nếu có tài khoản cấp bởi Tổng cục Thuế

 

Đối tượng áp dụng

  • Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
  • Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
  • Tổ chức khác;
  • Hộ, cá nhân kinh doanh.
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế .
  • Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
  • Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu.

 

Nhà cung cấp

Các tổ chức trung gian. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm: Doanh nghiệp cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ khác liên quan đến hóa đơn điện tử.

 

Tổng cục Thuế , tổ chức được Tổng cục Thuế ủy thác cho phép cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan

 

 

Quản lý hóa đơn

Doanh nghiệp phải tự lưu trữ,bảo quản dữ liệu và xuất trình khi cơ quan thuế kiểm tra

 

Cơ quan thuế sẽ thay doanh nghiệp lưu trữ và bảo quản dữ liệu. Khách hàng và cơ quan thuế đều có thể tra cứu khi cần.

 

 
Chúc anh, chị thành công!