Cách điều chỉnh tăng giảm thuế, doanh thu và cách kê khai

14/12/2015 |  Lượt xem: 10798

CÁCH ĐIỀU CHỈNH TĂNG GIẢM THUẾ, DOANH THU VÀ CÁCH KÊ KHAI

Hóa đơn GTGT điều chỉnh tăng giảm thuế, doanh thu và kê khai như thế nào? Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể để giúp các bạn nắm rõ.

1. Cách viết hóa đơn GTGT điều chỉnh tăng giảm thuế, doanh thu.

Hóa đơn điều chỉnh tăng giảm được lập khi phát hiện hóa đơn GTGT có sai sót làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp như: Sai số lượng hàng hóa, đơn giá, thuế suất, tiền thuế và đã kê khai. Hoặc kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu mới lập hóa đơn điều chỉnh.

Theo điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014:

“Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

ð Vì vậy: Khi phát hiện có hóa đơn GTGT viết sai của 1 trong 2 bên (bán, mua) hoặc cả 2 bên đã được kê khai thì phải làm các bước:

- Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.

- Xuất hóa đơn điều chỉnh.

Lưu ý: Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

(Theo điều 16 Thông tư 26/2015/TT-BTC có hiệu lực từ 27/02/2015)

Cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Điều chỉnh giảm thuế suất.

 

Trường hợp 2: Điều chỉnh tăng doanh thu và thuế suất.

Ví dụ: Ngày 24/08/2015 kê khai tờ khai thuế GTGT số 000599, ký hiệu AA/11P, ngày 22/08/2015 bị sai thuế VAT đầu ra và doanh số bán ra. Số đúng doanh thu chưa VAT là 12.000.000 và thuế VAT đầu ra là 1.200.000 nhưng khi khai báo lại kê khai là doanh thu chưa VAT là 1.200.000 và thuế VAT đầu ra là 120.000. 

 

Trường hợp 3: Điều chỉnh hoá đơn chiết khấu thương mại.

Theo Khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014.

“2.5. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”

Như vậy: Trường hợp này các bạn cũng lập hoá đơn điều chỉnh giảm kèm theo Bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh giảm, cụ thể như sau:

 

2. Cách kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm.

Theo Công văn 3430/TCT-KK ngày 21/08/2014 của Tổng cục thuế về việc kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm:

“Căn cứ quy định tại khoản 3, điều 20 thông tư 39/2014/TT-BTC, đối với hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, giảm thuế theo quy định thì thực hiện kê khai:

- Đối với bên bán hàng thì thực hiện kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT và ghi giá trị âm.

- Đối với bên mua thì thực hiện kê khai mẫu 01-2/GTGT và ghi giá trị âm.

Hiện tại Tổng cục Thuế đã hỗ trợ việc nhập số âm tại bảng kê 01-1/GTGT, 01-2/GTGT trên ứng dụng HTKK, iHTKK.”

Cách kê khai âm: Các bạn đặt đấu trừ (-) trước sau đó nhập số tiền.

Ø Bên bán kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra.

Kê khai âm vào PL 01-1/GTGT:

-  Kê khai âm vào chỉ tiêu [6]:

0

Chỉ tiêu [7]:

- 200.000

Giảm trừ thuế suất.

-  Kê khai tăng chỉ tiêu [6]: 

10.800.000

Chỉ tiêu [7]: 

1.080.000

Tăng doanh thu, thuế.

-  Kê khai âm vào chỉ tiêu [6]: 

-9.500.000

Chỉ tiêu [7]: 

-950.000

Giảm trừ chiết khấu.

Cột ghi chú: Điều chỉnh giảm số tiền, tiền thuế GTGT của hóa đơn số… ngày tháng năm… đã kê khai vào kỳ…


Ø Bên mua kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào.

Kê khai âm vào PL 01-2/GTGT:

-  Kê khai âm vào chỉ tiêu [6]:

0

Chỉ tiêu [7]:

- 200.000

Giảm trừ thuế.

-  Kê khai tăng chỉ tiêu [6]: 

10.800.000

Chỉ tiêu [7]: 

1.080.000

Tăng doanh thu, thuế.

-  Kê khai âm vào chỉ tiêu [6]: 

-9.500.000

Chỉ tiêu [7]: 

-950.000

Giảm trừ chiết khấu.

Cột ghi chú: Điều chỉnh giảm số tiền, tiền thuế GTGT của hóa đơn số… ngày tháng năm… đã kê khai vào kỳ…

 

 

Chú ý: Khi kê khai xong ở PL 01-2/GTGT thì các bạn phải nhập bằng tay vào chỉ tiêu [23], [24], [25] trên Tờ khai (vì phần mềm không tự động cập nhật sang tờ khai như trước nữa).

 

 

Như vậy: Hóa đơn điều chỉnh giảm thì không được viết âm trên hóa đơn nhưng phải kê khai âm trên phần mềm HTKK.

 

Xem thêm:

Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT năm 2016

Kê khai thuế GTGT đối với chiết khấu thương mại

Mức lương tối thiểu vùng năm 2016 (Nghị định 122/2015/NĐ-CP)

Mức phạt chậm nộp tiền thuế